Đế quốc Mông Cổ và các hãn quốc kế tục Hốt lý lặc thai

Tất cả các Hãn thuộc đế chế Mông Cổ, ví dụ như Thành Cát Tư HãnOa Khoát Đài, đều được chính thức bầu bởi hốt lý lặc thai. Với tầm quan trọng đối với tương lai của đế chế, hốt lý lặc thai bắt yêu cầu sự hiện diện của giới quý tộc thuộc tất cả các bộ lạc Mông Cổ, những người cũng chịu trách nhiệm quân sự. Do đó, sau cái chết của Oa Khoát Đài Hãn năm 1241Mông Kha Hãn năm 1259, các lãnh đạo và chỉ huy quân đội Mông Cổ đã phải rút khỏi ngoại ô ViênVenice (1241) và Syria (năm 1259), chấm dứt các chiến dịch xâm lược ÁoMamluk, để trở về kinh đô Karakorum bầu ra khả hãn mới.

Tại Hãn quốc Kim Trướng, khả hãn cũng được bầu trong các hội nghị hốt lý lặc thai tương tự mang tính chất địa phương. Mỗi khi cuộc bầu cử mới được tiến hành, một thủ tục thăng tiến phức tạp sẽ diễn ra. Johann Schiltberger, một nhà du hành người Đứcthế kỷ 15, mô tả việc bổ nhiệm một khả hãn mới của Kim Trướng Hãn quốc như sau[2][3]:

Khi họ chọn một vị vua, họ đưa ông ta đến ngồi trên một tấm vải nỉ trắng, rồi vái lạy ông ta ba lần. Sau đó, họ khiêng ông ta đi vòng quanh trướng trước khi ngồi đặt ông ta an tọa trên ngai vàng và trao cho một thanh gươm bằng vàng. Cuối cùng, nhà vua phải tuyên thệ theo thông lệ...

Lúc này, các vuơng công-quý tộc Nga thường phải chờ đợi ở kinh đô Sarai để chúc mừng một khả hãn mới, người sau đó sẽ ban hành lại yarliks (một loại sắc lệnh nhằm vạch ra đường lối cai trị). Suốt nhiều thế ký, người Nga thường xuyên chứng kiến ​​những nghi thức khan kutermiak này, và họ bắt đầu cảm thấy chúng ngày càng trở nên thường xuyên và vô nghĩa trong thời kỳ tranh giành quyền lực khoảng giữa thế kỷ 14 ở Hãn quốc Kim Trướng, làm phát sinh từ tiếng Nga "кутерьма" (kuter'ma), có nghĩa là "chạy lăng xăng vô nghĩa".[3]

Mặc dù hốt lý lặc thai là sự kiện chính trị trọng đại của người Mông Cổ, nhưng các lễ hội, yến tiệc và sự kiện thể thao truyền thống cũng được tổ chức, điển hình như đấu vật Mông Cổ, đua ngựathi bắn cung, vốn vẫn còn phổ biến đến ngày nay, tại sự kiện Naadam[4].